- Vương quốc thiên đàng - https://www.angospel.com -

Ha-ma-ghê-đôn

HA-MA-GHÊ-ĐÔN – Chiến tranh thế giới hay chiến tranh của mọi quốc gia chống lại Thiên Chúa?

Nhiều người đang tự hỏi liệu một cuộc chiến tranh thế giới có sắp xảy ra hay không. Và không phải không có lý do. Cuộc chiến hiện nay ở Israel [1]có nguy cơ leo thang đặc biệt. Nhưng Kinh Thánh nói gì về điều này? Kinh Thánh [2] tiết lộ cho chúng ta loại chiến tranh nào thực sự sắp xảy ra trên thế giới, cụ thể là: HA-MA-GHÊ-ĐÔN [3]. Trong video này, chúng tôi cho thấy Ha-ma-ghê-đôn là gì, nơi diễn ra cuộc chiến cuối cùng của thời đại này và cách Đấng Christ tiêu diệt quân đội của các quốc gia. Nhưng câu hỏi quan trọng nhất là: Điều này có ý nghĩa gì với chúng ta? Chỉ là một tín đồ thôi thì chưa đủ. Không, đúng hơn là chúng ta, những người tin Chúa, phải đắc thắng và trở thành trái đầu mùa [4].

Tro của con bò đỏ

Posted By web194 On In Chức Tế Lễ Thánh | Comments Disabled

Con bò đỏ là một dấu hiệu tận thế [5] quan trọng. Gần đây nhất là vào tháng 9 năm 2022, năm con bò đỏ đủ tiêu chuẩn đã được đưa đến Israel [6], được nuôi ở đó nhằm mục đích thanh tẩy chức tế lễ. Kể từ đó, hàng nghìn Cơ Đốc nhân và người Do Thái trên khắp thế giới đã chờ đợi một trong những con bò này bị giết và bị thiêu, rồi tro của nó được dùng để thanh tẩy cho các thầy tế lễ và mọi thiết bị. Sau khi việc thanh tẩy này hoàn tất, việc dâng của lễ ở Jerusalem có thể bắt đầu. Nếu điều này xảy ra, không gì có thể cản trở lời tiên tri trong Đa-ni-ên 9:27 được ứng nghiệm và 3,5 năm cuối cùng của thời đại chúng ta có thể bắt đầu.

Không chỉ là một dấu hiệu tận thế

Nhưng điều mà nhiều tín đồ không biết: Con bò tơ đỏ không chỉ là một dấu hiệu tận thế. Đúng hơn, ngày nay, trong thời Tân Ước, các tín đồ trong phải trải nghiệm hiện thực của con bò tơ đỏ. Đối với đại đa số Cơ Đốc nhân, con bò tơ đỏ chỉ là một dấu hiệu tận thế, chỉ vậy thôi. Như vậy là không đủ! Chúng ta tuyệt đối phải kinh nghiệm hiện thực về con bò tơ đỏ trong Chúa Giê-su Christ, nếu không thì Lời Chúa về con bò tơ đỏ chẳng có ích gì cho chúng ta. Sứ đồ Phao-lô thậm chí còn nói về con bò tơ này và cho chúng ta thấy thực tại của nó trong Đấng Christ: 

Vì nếu huyết của dê đực và bò đực cùng tro của bò cái tơ mà người ta rảy trên kẻ bị ô uế còn thánh hóa họ để được thanh sạch về thân xác, huống chi huyết của Đấng Christ, là Đấng nhờ Thánh Linh đời đời, dâng chính mình Ngài như một của lễ không tì vết cho Đức Chúa Trời, sẽ thanh tẩy lương tâm anh em khỏi công việc chết, để phục vụ Đức Chúa Trời hằng sống, là dường nào!” (Hê-bơ-rơ 9:13-14)

Hình bóng trong Cựu Ước

Trước tiên chúng ta hãy quay trở lại với hình bóng trong Cựu Ước. Để tẩy sạch chức tế lễ và mọi đồ dùng, dân Chúa vào thời Cựu Ước cần một loại nước thanh tẩy đặc biệt. Trong nước này có tro của một con bò cái tơ màu đỏ không tì vết: “Đây là quy định của luật pháp mà CHÚA đã truyền phán: Hãy nói với dân Israel, bảo họ mang đến con một con bò cái tơ màu đỏ không tì vết, không tật nguyền, và chưa mang ách…” (Dân Số 19:2).

Con bò cái tơ màu đỏ bị giết và huyết của nó được rảy bảy lần lên mặt trước của Đền Tạm. Sau đó, họ thiêu cả con bò và thu thập tro của nó. Bất cứ khi nào một người tiếp xúc với sự chết [7], tro này được trộn với nước, rồi hỗn hợp này được rắc lên người họ vào ngày thứ ba và thứ bảy:

Ai đụng đến một xác chết của người nào sẽ bị ô uế trong bảy ngày. Ngày thứ ba và ngày thứ bảy, người ấy phải dùng nước tẩy uế này để thanh tẩy mình thì sẽ được tinh sạch; còn nếu ngày thứ ba và ngày thứ bảy người ấy không thanh tẩy mình thì không được tinh sạch” (Dân Số 19:11-12).

Lời này có liên quan gì đến chúng ta là những tín đồ trong thời Tân Ước ngày nay?

Thực tại trong Giao Ước Mới

Như đã đề cập ở trên, Hê-bơ-rơ 9:13-14 nói về tro của một con bò tơ cái. Tác giả cho chúng ta thấy rằng ngày nay Đấng Christ là hiện thực của con bò tơ này. Huyết Ngài tẩy sạch lương tâm chúng ta. Nhưng tẩy sạch lương tâm khỏi điều gì? Không chỉ làm sạch khỏi tội lỗi, mà còn khỏi những công việc chết. Con bò tơ đỏ không phải là của lễ chuộc tội lỗi hay của lễ chuộc sự vấp phạm. Nó còn hơn thế nữa. Con bò tơ đỏ này là một của lễ để làm sạch khỏi sự chết. Sự chết còn tồi tệ hơn tội lỗi. Do đó, việc làm sạch khỏi sự chết đòi hỏi một của lễ đặc biệt.

Nhận thức việc được thanh tẩy khỏi sự chết

Tất cả những người tin Chúa đều biết rằng Chúa Giê-su Christ là hiện thực của của lễ chuộc tội lỗi (xem Giăng 1:29; Ê-sai 53). Nhưng liệu chúng ta có nhận thức được rằng Ngài cũng chính là hiệnthực của con bò tơ đỏ? Chúng ta thường nhận thức rõ ràng về những tội mình đã phạm và thường xuyên thanh tẩy bản thân bằng huyết báu của Đấng Christ. Nhưng chúng ta thiếu nhận thức rằng chúng ta cần được thanh tẩy khỏi sự chết.

Cảnh báo về sự chết thuộc linh

Môi trường của chúng ta không chỉ đầy dẫy tội lỗi, mà còn đầy sự chết. Tất nhiên, ở đây nói đến sự chết thuộc linh. Đối với Hội Thánh [8] ở Sạt-đe, Chúa Giê-su nói rằng Hội Thánh này đã chết (xem Khải Huyền 3:1). Chỉ riêng điều này cho thấy rằng Cơ Đốc nhân chúng ta thường tiếp xúc với sự chết thuộc linh. Thế gian và tôn giáo đầy dẫy sự chết thuộc linh. Thật không may, chúng ta không nhận ra được vì chúng ta có bất kỳ nhận thức nào về nó. Cuối cùng, sự chết ảnh hưởng đến chúng ta, cho nên chính chúng ta cũng chết về mặt thuộc linh.

Chúng ta làm nhiều việc cho Chúa, nhưng không nhận ra rằng đó là những công việc chết. Chúng ta tự do tiếp xúc với đủ loại người hoặc mọi vật mà không nhận ra rằng sự chết bắt nguồn từ họ. Đối với người Pha-ri-si và các thầy thông giáo, Chúa Giê-su nói rằng bên trong họ chứa đầy xương chết và mọi sự ô uế (xem Ma-thi-ơ 23:27). Do đó, Chúa Giê-su cảnh báo chúng ta về họ và bảo chúng ta giữ mình về những điều như vậy. Tại sao? Bởi vì sự chết phát ra từ họ và làm ô uế chúng ta.

Chúa Giê-su là hiện thực của con bò đỏ

Chúng ta phải làm gì khi bị ô uế do tiếp xúc với sự chết? Có lẽ chúng ta tiếp xúc với sự chết thuộc linh qua cuộc trò chuyện với một người theo tôn giáo. Chúng ta cần phải làm gì? Chúng ta phải đến với Đấng Christ là hiện thực của con bò tơ đỏ. Anh em hãy ý thức thanh tẩy chính mình khỏi sự chết. Chúa Giê-su đã sống lại từ cõi chết vào ngày thứ ba. Vì vậy, nước thanh tẩy được rưới lên người bị ô uế vào ngày thứ ba, và sau đó lại rưới vào ngày thứ bảy. Điều này cho thấy việc thanh tẩy này nghiêm trọng như thế nào.

Đừng xem nhẹ sự chết thuộc linh. Chúng ta hãy học để trải nghiệm Đấng Christ là hiện thực của con bò cái tơ màu đỏ. Chỉ bằng cách này lương tâm của chúng ta mới hoàn toàn được sạch khỏi những công việc chết.

(Dịch từ bài “Die Asche der roten Kuh [9]”  của Himmlisches Jerusalem [10])

Trang phục của thầy tế lễ thượng phẩm vĩ đại

Posted By web194 On In Chức Tế Lễ Thánh | Comments Disabled

Sách Khải Huyền bắt đầu trong chương 1 với khải tượng về thầy tế lễ thượng phẩm vĩ đại Giê-su. Trong chương 2 và 3, Ngài chăm sóc các chân đèn vàng, tức là các Hội Thánh [8]. Chúa Giê-su Christ là thầy tế lễ thượng phẩm và Hội Thánh của Ngài phải là chức tế lễ thánh. Khải Huyền 1 mô tả thầy tế lễ thượng phẩm Giê-su như sau:

“… ở giữa những chân đèn có ai giống như Con Người, mặc áo choàng dài đến chân, thắt đai vàng ngang trên ngực” (Khải Huyền 1:13).

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy Chúa Giê-su là thầy tế lễ thượng phẩm là gì? Áo choàng của Ngài dài đến chân và Ngài thắt đai bằng vàng ngang trên ngực. Chiếc áo choàng này là áo choàng của thầy tế lễ. Điều này gợi cho chúng ta nhớ đến lời mô tả về thầy tế lễ thượng phẩm A-rôn trong thời Cựu Ước. Thắt đai bằng vàng quanh ngực gợi nhớ đến bảng đeo ngực được gắn vào ê-phót (tức là áo ngoài cùng) ngay phía trên ngực. Áo choàng của A-rôn được mô tả trong Xuất Ai Cập 28.

Trang phục của A-rôn

A-rôn không được phép đến gần Đức Chúa Trời dưới bất kỳ hình thức nào. Trước khi đến gần Ngài trong Nơi Thánh, ông phải mặc bộ trang phục đặc biệt. Trang phục này này là trang phục thánh. Những câu Kinh Thánh sau cho mô tả trang phục của A-rôn:

“Ðây là bộ trang phục mà họ phải may: bảng đeo ngực, ê-phót, áo khoác, áo dài thêu, mũ và đai. Vậy, họ sẽ may trang phục thánh cho A-rôn, anh ngươi, cùng các con trai người, để họ làm thầy tế lễ phục vụ Ta. Họ sẽ dùng vàng, chỉ xanh dương, đỏ tía, đỏ thẫm, và vải gai mịn” (Xuất Ai Cập 28:4-5).

Thầy tế lễ thượng phẩm A-rôn là hình ảnh của thầy tế lễ thượng phẩm vĩ đại Giê-su Christ. Nếu A-rôn ,là hình ảnh của Đấng Christ, phải mặc áo thánh cho chức tế lễ thuộc về đất, thì chắc chắn Chúa Giê-su cũng không ngoại lệ đối với chức tế lễ thuộc về trời. Ngài cũng mặc cũng áo choàng của thầy tế lễ.

Tất cả các chi tiết về trang phục của A-rôn mô tả những sự giàu có khác nhau của Đấng Christ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ nêu bật ngắn gọn một số màu sắc và chất liệu được sử dụng để làm nên bộ trang phục tuyệt vời này:

Vải gai mịn

Chất liệu cơ bản của trang phục thầy tế lễ là vải gai trắng mịn. Trong Khải Huyền 19:8, chúng ta thấy vải gai mịn bày tỏ sự công bình của Đấng Christ. Các thầy tế lễ không được phép mặc đồ len, mà chỉ được mặc đồ vải gai (xem Ê-xê-chi-ên 44:17). Len kích thích làm đổ mồ hôi, nói đến sự rủa sả (xem Sáng Thế Ký 3:19). Đổ mồ hôi thể hiện sự nỗ lực của bản thân. Chúa Giê-su không bao giờ dùng sức mình (hay nỗ lực của bản thân) để phục vụ với tư cách là thầy tế lễ, mà chỉ nhờ sức của Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng phải học cách phục vụ không phải bằng sự tự cho mình là công bình, mà nhờ Đấng Christ là sự công bình của chúng ta (xem Phi-líp 3:9).

Vàng

Vàng thể hiện bản chất của Đức Chúa Trời. Thầy tế lễ thượng phẩm thắt đai bằng vàng quanh ngực. Điều này bày tỏ tình yêu thiêng liêng của Đấng Christ dành cho các Hội Thánh của Ngài. Ngài luôn mang các Hội Thánh trong lòng. Vì yêu thương, Ngài quở trách và sửa phạt các Hội Thánh để cuối cùng các Hội Thánh được xây dựng thành Giê-ru-sa-lem Mới vinh hiển.

Màu xanh dương

Xanh dương là màu của bầu trời. Thầy tế lễ thượng phẩm Giê-su không phải là một thầy tế lễ thuộc về đất, nhưng Ngài đến từ trời và thuộc về trời (xem 1 Cô-rinh-tô 15:47; Giăng 8:23; Hê-bơ-rơ 4:14). Chúa có một tâm trí thiên thượng dành cho Hội Thánh. Chúng ta cũng phải học điều này và hướng tâm trí mình đến những gì ở trên trời, nơi có Đấng Christ (xem Cô-lô-se 3:1-2).

Màu đỏ thẫm

Màu đỏ thể hiện sự cứu chuộc bởi huyết báu của Chúa Giê-su. Thầy tế lễ thượng phẩm Giê-su đã chết vì Hội Thánh, Ngài đã chuộc Hội Thánh bằng huyết của mình. Trong huyết báu của Đấng Christ, chúng ta được tha tội, nếu chúng ta ăn năn. Chúng ta cũng hãy là người không nghĩ đến lỗi của người khác. Chúng ta hãy tha thứ cho nhau, như Đức Chúa Trời đã tha thứ cho chúng ta trong Đấng Christ (xem Cô-lô-se 3:13).

Màu đỏ tía

Đỏ tía là màu của vua. Thầy tế lễ thượng phẩm Giê-su không chỉ là một thầy tế lễ, nhưng Ngài còn là vua. Ngài đang ngồi trên ngai vàng. Trong Giê-su Christ, chức tế lễ và chức vua được kết hợp với nhau. Điều này làm chúng ta nhớ đến Mên-chi-xê-đéc, vừa là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời chí cao vừa là vua của Sa-lem (xem Hê-bơ-rơ 7: 1). Chúng ta cũng được lập làm vua và thầy tế lễ (xem Khải Huyền 1:6).

Phần kết

Chúa Giê-su Christ là thầy tế lễ thượng phẩm vĩ đại. Như bốn sách Phúc Âm mô tả, cuộc sống của Chúa trên trái đất này đã thể hiện được tất cả những màu sắc tuyệt vời này. Chúa Giê-su là chính Đức Chúa Trời, Ngài thuộc về trời, Ngài đã hoàn thành sự cứu chuộc và Ngài là Vua. Thật là một thầy tế lễ thượng phẩm tuyệt vời mà Đức Chúa Trời đã ban cho các Hội Thánh! Nguyện xin Chúa cho tất cả chúng ta quen biết và trải nghiệm Ngài ngày càng nhiều hơn.

(Dịch từ bài “Die Kleider des großen Hohenpriesters [11]” của Himmlisches-Jerusalem.de [12])

Gót và Ma-gót trong sách Ê-xê-chi-ên: Mô tả về Ha-ma-ghê-đôn

Posted By web194 On In Chúa tái lâm | Comments Disabled

Gót và Ma-gót

Gót và Ma-gót là khái niệm nói đến chiến tranh và thời kỳ cuối cùng trong Kinh thánh. Tiên tri Ê-xê-chi-ên là người đầu tiên nói tiên tri về Gót và Ma-gót. Hầu hết mọi người đều tin rằng lời tiên tri này không liên quan gì đến thời đại chúng ta ngày nay. Nhưng trong video này, chúng tôi sẽ cho bạn thấy lý do tại sao Gót và Ma-gót rất thời sự với chúng ta hiện nay.

Gót và Ma-gót xuất hiện hai lần trong Kinh thánh. Một lần trong Cựu Ước, cụ thể là trong sách Ê-xê-chi-ên chương 38 và 39 và sau đó trong sách Khải Huyền của Tân Ước. Trước tiên chúng ta hãy đọc chỗ trong sách Ê-xê-chi-ên.

“Hỡi con người, hãy xây mặt hướng về Gót ở đất Ma-gót là vua của Rô-sơ, Mê-siếc và Tu-banh mà nói tiên tri chống lại nó” (Ê-xê-chi-ên 38 câu 2).

Còn đây là chỗ trong Khải Huyền 20: “Khi ngàn năm mãn hạn, Sa-tan sẽ được thả ra khỏi ngục tù của nó; nó sẽ đi lừa dối các nước ở bốn phương trên đất, là Gót và Ma-gót, để tập hợp chúng cho chiến tranh. Quân số của chúng đông như cát bờ biển. Chúng kéo quân tràn ra khắp đất, bao vây doanh trại của các thánh đồ và thành yêu dấu. Nhưng lửa từ trời giáng xuống và thiêu rụi chúng” (Khải Huyền 20:7-9).

Rõ ràng cả hai chỗ đều nói về Gót và Ma-gót.  Nhưng câu hỏi đặt ra là có phải cả hai đều nói về cùng một sự kiện? Câu trả lời là không. Làm thế nào có thể nhận ra điều này?

Chúng ta hãy xem thời gian diễn ra các sự kiện. Thời đại tiếp theo là Vương quốc ngàn năm hòa bình của Đấng Christ. Khi nào Gót và Ma-gót xảy ra trong Khải Huyền 20?  Câu trả lời có ngay trong câu 7. Khi 1000 năm chấm dứt. Vậy là vào cuối Vương quốc ngàn năm.

Gót và Ma-gót trong sách Ê-xê-chi-ên xảy ra khi nào? Ê-xê-chi-ên cũng đề cập đến một thời điểm, nhưng thời điểm này khác với trong Khải Huyền 20. Ông nói đến thời đại của chúng ta, chứ không phải lúc kết thúc Vương quốc ngàn năm. Nhưng Gót và Ma-gót trong Ê-xê-chi-ên 38 nói đến chiến tranh nào? Nói đến Ha-ma-ghê-đôn. Ha-ma-ghê-đôn là chiến tranh cuối cùng của thời đại chúng ta.

Khải Huyền chương 16 nói về quân đội của antichrist (kẻ chống Chúa) [13]. “Chúng quy tụ họ tại một chỗ mà tiếng Hê-bơ-rơ gọi là Ha-ma-ghê-đôn [14]”. Chiến tranh ở Ha-ma-ghê-đôn diễn ra trước vương quốc 1000 năm chứ không phải sau đó.

Bây giờ chúng ta hãy xem xét bảy lý do chứng minh rằng Ê-xê-chi-ên quả thực đang nói đến Ha-ma-ghê-đôn chứ không nói đến Gót và Ma-gót vào cuối Vương quốc 1000 năm.

Lý do thứ 1: Sự quy tụ của người Do Thái

Trước hết, chúng ta hãy đọc Ê-xê-chi-ên 38:8. Ở đó nói về Gót rằng: “Sau nhiều ngày, ngươi sẽ được triệu tập. Trong những năm sau cùng, ngươi sẽ đến một xứ đã thoát khỏi gươm đao, và được tập hợp từ nhiều dân tộc về vùng núi đồi Israel, là nơi lâu nay vẫn hoang phế. Dân ấy được đem ra từ các dân và tất cả đang sống yên lành”.

Những câu này có phù hợp với thời gian sau Vương quốc ngàn năm [15] không? Sau Vương quốc ngàn năm, Đức Chúa Trời có gọi Israel như là nước đã thoát khỏi gươm đao và được quy tụ trở lại không?  Chắc chắn là không! Israel đã được quy tụ từ 75 năm trước sau [16]  khi bị bỏ hoang trong một thời gian dài, cụ thể là gần 1900 năm.  Mãi đến năm 1948, Israel mới trở thành một quốc gia và sống an toàn kể từ đó.  Vì vậy, những sự kiện này đã xảy ra trong thời đại của chúng ta từ lâu và không liên quan gì đến Vương quốc ngàn năm.

Lý do thứ 2:  Sự than khóc của người Do Thái về Đấng Mê-si

 Ê-xê-chi-ên 39:26 nói về người Do Thái: “Chúng sẽ mang lấy xấu hổ và mọi sự bất trung của mình mà chúng đã phản bội Ta, khi chúng sống an toàn trong nước và không ai làm cho chúng sợ hãi”.

Như đã trình bày ở lý do 1, người Do Thái đã sống an toàn ở đất nước của họ kể từ năm 1948. Nhưng khi Đấng Christ đến lần thứ hai, họ sẽ mang lấy sự xấu hổ và tội bất trung. Họ sẽ than vãn và khóc lóc đắng cay về Đấng Mê-si. Tại sao? Bởi vì họ đã chối bỏ Ngài gần 2.000 năm. Và bây giờ họ mới nhận ra Ngài.

Tiên tri Xa-cha-ri đã xác nhận chính sự kiện này. Ông nói về Đấng Mê-si như sau: “Chúng sẽ nhìn xem Ta là Đấng chúng đã đâm, rồi chúng sẽ than khóc Ngài như người ta than khóc đứa con một. Chúng sẽ thương tiếc Ngài như người ta thương tiếc con đầu lòng” (Xa-cha-ri 12:10). Khải Huyền 1:7 xác nhận đoạn Kinh Thánh này và cho thấy rằng điều này sẽ xảy ra khi Chúa Giê-su đến lần thứ hai. Vì vậy, giống như Xa-cha-ri và Khải Huyền, Ê-xê-chi-ên nói về thời gian trước vương quốc 1000 năm.

Lý do thứ 3: Sự tuôn đổ Thánh Linh trên Israel

 Ê-xê-chi-ên 39:29 cho chúng ta biết rằng: “Ta sẽ không còn ẩn mặt Ta khỏi chúng nó nữa, vì Ta sẽ đổ Linh của Ta trên nhà Israel, CHÚA Giê-hô-va phán”. Xa-cha-ri cũng nói đến cùng một sự tuôn đổ Thánh Linh trên dân Israel: “Ta sẽ đổ Linh của ân điển và nài xin trên nhà Đa-vít, và trên cư dân Giê-ru-sa-lem” (Xa-cha-ri 12:10). Đức Chúa Trời sẽ không đổ Thánh Linh trên Israel sau vương quốc 1.000 năm.  Không, đúng hơn, Đức Chúa Trời sai Thánh Linh của ân điển và sự nài xin để cứu Israel trước giai đoạn vương quốc 1000 năm chứ không phải sau đó.

Lý do thứ 4: Những bát thạnh nộ

Trong Ê-xê-chi-ên 38 chúng ta thấy: “Thật trong ngày đó sẽ có cơn động đất lớn xảy ra ở xứ Israel…  Núi non sụp đổ, các vách đá bị vỡ và mọi thành lũy đều sụp đổ xuống đất… Ta sẽ phán xét nó bằng dịch bệnh và máu. Ta sẽ khiến mưa như trút nước, mưa đá, lửa và diêm sinh ập xuống trên nó” (Ê-xê-chi-ên 38:19-22).

Mô tả này làm chúng ta nhớ đến bảy bát thạnh nộ [17] mà Đức Chúa Trời sẽ trút xuống Kẻ chống Chúa và vương quốc của hắn. Dưới đây là một số đoạn trong Khải Huyền 16: ”Thiên sứ thứ nhất đi đổ bát mình xuống đất thì có những ung nhọt độc và đau nhức xuất hiện trên những người có dấu con thú và thờ lạy hình tượng nó… Biển trở nên như máu người chết; và tất cả sinh vật trong biển đều chết hết… Mặt trời được phép dùng lửa thiêu đốt loài người… Và động đất lớn; động đất lớn đến nỗi từ khi có loài người trên đất chưa từng có như vậy. Những cục mưa đá lớn, nặng bằng một ta-lâng, ở trên trời rớt xuống trên loài người”. Một cục mưa đá nặng bằng 1 ta-lâng, có nghĩa là khoảng 40 kg. 

 Những bát thịnh nộ không được trút xuống sau Vương quốc ngàn năm, mà là trước đó.  Vì vậy, Ê-xê-chi-ên đang viết về thời đại của chúng ta.

Lý do thứ 5: Gươm của người này chống lại người kia

Ê-xê-chi-ên 38 câu 21 nói về Gót như sau: “Ta sẽ gọi gươm đến chống lại Gót trên mọi núi của Ta. Gươm của mỗi người sẽ chống lại anh em mình”. Gót và đội quân của hắn sẽ bị đánh bại như thế nào? Ê-xê-chi-ên cho biết họ sẽ giết hại lẫn nhau.

Xa-cha-ri xác nhận điều này khi nói về Ha-ma-ghê-đôn như sau: “Trong ngày ấy, CHÚA sẽ khiến chúng hoảng loạn vô cùng; ai nấy trong chúng sẽ túm lấy kẻ lân cận mình, và tay người này sẽ giơ lên nghịch cùng tay người kia”.  Sự nhầm lẫn và hỗn loạn sẽ nổ ra giữa các đội quân, do đó chúng sẽ tự hủy diệt lẫn nhau. 

 Còn Gót và Ma-gót vào cuối Vương quốc ngàn năm, họ không tự tiêu diệt nhau, nhưng lửa của Chúa sẽ thiêu đốt chúng.

Lý do thứ 6:  Bữa tiệc lớn của Đức Chúa Trời dành cho các loài chim

Chuyện gì sẽ xảy ra với Gót và quân đội của hắn ta sau khi chúng tự giết hại lẫn nhau?

Trong Ê-xê-chi-ên 39:17-20, Đức Chúa Trời phán với loài chim và mọi thú đồng: “Hãy nhóm lại, hãy đến, từ bốn phương hãy quy tụ lại chỗ sinh tế mà Ta đã dọn cho các ngươi, tức là một sinh tế lớn trên các núi Israel; các ngươi sẽ ăn thịt và uống máu. Các ngươi sẽ ăn thịt các dũng sĩ, uống máu các thủ lãnh trên đất”. Như vậy quân đội của Gót sẽ bị các loài chim và thú đồng ăn thịt. 

Điều này nghe có vẻ quen thuộc phải không? Khải Huyền 19 cũng nói tương tự. Tuy nhiên, không phải Gót và Ma-gót trong Khải Huyền 20, mà nói đến đội quân của antichrist tại Ha-ma-ghê-đôn. Lúc đó, một thiên sứ gọi tất cả các loài chim: “Hãy đến, hãy tập họp lại để dự tiệc lớn của Đức Chúa Trời,

để ăn thịt các vua, thịt các tướng lĩnh, thịt những người có thế lực…Tất cả chim chóc đều ăn thịt của họ no nê” (Khải Huyền 19:17-18, 21).

Như tôi đã trình bày, Gót và Ma-gót sẽ hoàn toàn bị thiêu cháy bởi lửa vào cuối Vương quốc ngàn năm. Chẳng còn lại gì nhiều cho những loài chim trời.

Lý do thứ 7: Trình tự các chương

Trình tự các chương trong sách Ê-xê-chi-ên cũng cho thấy Gót và Ma-gót chỉ có thể nói đến Ha-ma-ghê-đôn. Chương 36 tiên tri về giao ước mới, là giao ước được lập bởi sự chết [7] và sự sống lại của Chúa Giê-su. Thời gian ngắn sau đó, Jerusalem bị người La Mã phá hủy, rồi người Do Thái phải tản lạc khắp nơi.

Sau đó đến chương 37. Chương này nói tiên tri về sự tập hợp của người Do Thái và sự hồi sinh của quốc gia Israel, đó là lời tiên tri về xương của những người chết được sống lại. Điều này xảy ra vào năm 1948.

Tiếp theo là các chương 38 và 39. Như chúng ta vừa thấy, các chương này nói về cuộc chiến ở Ha-ma-ghê-đôn vào cuối thời đại chúng ta.

Trong các chương 40 đến 48, Ê-xê-chi-ên mô tả chi tiết đền thờ của Đức Chúa Trời trong Vương quốc 1000 năm. Đền thờ này sẽ được xây dựng vào đầu Vương quốc ngàn năm chứ không phải vào cuối vương quốc. Tóm lại, chúng ta thấy rằng Ê-xê-chi-ên chương 38 đến 39 không đề cập đến sự kết thúc của Vương quốc ngàn năm, mà nói đến Ha-ma-ghê-đôn, tức là thời đại của chúng ta.

Tại sao việc hiểu điều này lại quan trọng như vậy?

  Lý do là, không giống như các nhà tiên tri khác, Ê-xê-chi-ên cho chúng ta thấy những chi tiết quan trọng về cuộc chiến ở Ha-ma-ghê-đôn. Chẳng hạn, ông tiết lộ cho chúng ta biết quốc gia nào sẽ tấn công Israel. Nếu chúng ta hiểu được điều này, nhiều điều đang xảy ra ở Israel hiện nay sẽ trở nên rõ ràng đối với chúng ta. Qua Ê-xê-chi-ên, chúng ta nhận ra rằng cuộc chiến hiện tại ở Israel là sự chuẩn bị cho Ha-ma-ghê-đôn. Đây là một dấu hiệu cho thấy thời điểm Chúa Giê-su tái lâm đã gần kề.

Trong video tiếp theo, bạn sẽ biết Ê-xê-chi-ên nói đến các quốc gia nào và điều này có ý nghĩa gì đối với tình hình hiện tại ở Israel. Các bạn hãy theo dõi! Chúa Giê-su sắp đến!

(Dịch từ bài “Gog und Magog im Buch Hesekiel: Eine Beschreibung von Harmageddon [18]” của Himmlisches-Jerusalem.de [10])

Từ bóng tối đến ánh sáng

Posted By web194 On In Phúc Âm | Comments Disabled

Trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời bày tỏ Ngài là ai, tình trạng của loài người như thế nào, Ngài yêu chúng ta ra sao và kế hoạch của Ngài đối với trái đất là gì?

1) Đức Chúa Trời là ánh sáng

Đức Chúa Trời là ánh sáng [19], trong Ngài không có bất cứ bóng tối nào. (1 Giăng 1:5)

Chúa Giê-su phán: Ta là ánh sáng [19] của thế gian. (Giăng 8:12)

2) Thế giới chìm trong bóng tối

Vì nầy, bóng tối sẽ bao trùm quả đất và tối tăm che phủ các dân (Ê-sai 60:2)

Cả thế giới nằm trong tay của Ma Quỷ (1 Giăng 5:19)

3) Một cuộc sống không có Đức Chúa Trời là bóng tối

Anh em đã không có Đấng Christ […] không có hy vọng, không có Đức Chúa Trời.(Ê-phê-sô [8] 2:12)

Tâm trí họ tối tăm, xa lạ với sự sống của Đức Chúa Trời (Ê-phê-sô 4:8)

4) Bóng tối đến từ đâu?

Cho nên, như bởi một người mà tội lỗi đã vào trong thế gian, và bởi tội lỗi mà có sự chết [7], thì sự chết đã lan tràn đến mọi người vì mọi người đều đã phạm tội (Rô-ma 5:12)

Bởi sự không vâng lời của người đầu tiên là A-đam mà tội lỗi và sự chết đã đi vào trong loài người, và nó đã ở trong chúng ta từ lúc mới được sinh ra. Vì thế chúng ta bị xa cách Đức Chúa Trời và sống trong bóng tối.

5) Kết quả của bóng tối

Tranh cãi, hận thù, ghen ghét, nóng giận, chiến tranh, tình dục vô đạo đức, say xỉn, nổi loạn

6) Bóng tối gia tăng là dấu hiệu tái lâm của Chúa Giê-su

Con hãy biết rằng trong những ngày cuối cùng, sẽ có những thời kỳ khó khăn.

Vì người ta sẽ trở nên ích kỷ, tham tiền, khoe khoang, kiêu ngạo, lộng ngôn, không vâng lời cha mẹ, vô ơn, ô uế (2 Ti-mô-thê 3:1-2)

7) Cuộc sống trong bóng tối sẽ dẫn tới đâu?

Họ sẽ chịu hình phạt [20] hủy diệt đời đời, xa cách mặt Chúa và vinh quang của quyền năng Ngài (2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:9).

8) Con đường dẫn tới ánh sáng

Chúa Giê-su phán: “Ta là ánh sáng đã đến thế gian, để ai tin Ta sẽ không còn ở trong bóng tối” (Giăng 12:46).

Tình yêu của Đức Chúa Trời được thể hiện bằng cách sai Chúa Giê-su, Con của Ngài, đến để tất cả những ai tin vào Người đều có thể đến với ánh sáng. Kinh Thánh chỉ cho chúng ta hai bước để thực hiện điều này:

9) Kết quả của sự cứu rỗi:

Nếu chúng ta sống trong ánh sáng của Chúa thì sẽ có bông trái của ánh sáng: yêu thương, niềm vui, bình an, kiên nhẫn, nhân từ, trung tín, nhu mì, tự chủ.

“Vì bông trái của ánh sáng là mọi điều nhân từ, công chính và chân thật” (Ê-phê-sô 5:9).

10) Mục đích vinh quang của sự cứu rỗi:

Đức Chúa Trời có một mục đích vinh quang với các Cơ Đốc nhân: Ngài muốn chấm dứt quyền lực của bóng tối thông qua họ và thiết lập vương quốc [22]tuyệt vời của Ngài trên trái đất. “Và làm cho chúng ta trở nên các vua và các thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời, là Cha Ngài” (Khải Huyền 1:6).

“Nhưng anh em là dòng giống được tuyển chọn, là chức tế lễ hoàng gia, là dân thánh, là dân thuộc riêng về Đức Chúa Trời, để anh em rao truyền nhân đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đưa vào ánh sáng diệu kỳ của Ngài” (1 Phi-e-rơ 2:9)

Các của lễ trong lễ phong chức thầy tế lễ

Posted By web194 On In Chức Tế Lễ Thánh | Comments Disabled

Thật là một đặc ân lớn lao khi được phục vụ Đức Chúa Trời thánh khiết, công bình và vinh hiển với tư cách là thầy tế lễ. Chức tế lễ không bắt đầu bằng việc học thần học hay một hội thảo thờ phượng, mà bắt đầu với quá trình phong chức thầy tế lễ. Trong đó, Đức Chúa Trời cho chúng ta thấy những gì cần phải xem xét để phục vụ Ngài một cách đẹp lòng: áo thầy tế lễ, việc xức dầu và các của lễ của việc phong chức tế lễ. Nếu không trải nghiệm được thực tại của nó qua Chúa Giê-su Christ, chúng ta sẽ phục vụ Đức Chúa Trời theo ý riêng của mình và cuối cùng Ngài không thể chấp nhận nó được (xem Ma-thi-ơ 7:23). Bài vừa rồi mô tả việc mặc áo thầy tế lễ, qua việc chúng ta được thánh hóa cho Đức Chúa Trời bằng cách rửa bằng nước, mặc lấy Đấng Christ, thắt đai lưng và đội nón (xem TẠI ĐÂY [23]).

Phần thứ hai của việc phong chức tế lễ bao gồm ba của lễ: một con bò đực dùng làm của lễ chuộc tội lỗi, một con chiên đực làm của lễ thiêu và một con chiên đực làm lễ hòa bình để phong chức. Nếu bỏ qua phần này, chúng ta sẽ rơi vào bẫy của ma quỷ. Ban đầu, chúng ta có thể đầy lòng hiến dâng cho Chúa và giữ mình trong sạch, nhưng một lúc nào đó những khó khăn và thử thách sẽ đến. Nếu chúng ta không có nền tảng của của lễ phong chức thì sẽ sa ngã. Đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời đã quy định sự khởi đầu này cho các thầy tế lễ và chúng ta phải trải nghiệm hiện thực của quá trình này bởi Chúa Giê-su Christ (xem Cô-lô-se 2:16-17).

1. Một con bò đực dùng làm của lễ chuộc tội lỗi (Lê-vi Ký 8:14-17)

Của lễ đầu tiên và lớn nhất trong lễ phong chức thầy tế lễ không phải là của lễ thiêu mà là của lễ chuộc tội lỗi. Có lẽ chúng ta sẽ đặt của lễ thiêu lên hàng đầu, vì chúng ta muốn hoàn toàn tuyệt đối cho Chúa và học vâng lời Ngài. Tại sao đối với Đức Chúa Trời, của lễ chuộc tội lỗi lại lớn hơn và quan trọng hơn?

Khi phục vụ Đức Chúa Trời và làm điều này điều kia cho Ngài, thật nguy hiểm nếu chúng ta quên rằng mình từ đâu đến và tội lỗi có thể len lỏi vào bằng cách nào đó. Chúng ta nghĩ rằng mình đang đi đúng hướng và làm tốt hơn rất nhiều so với những người khác. Theo thời gian, chúng ta thậm chí có thể coi thường người khác vì chúng ta làm nhiều việc cho Chúa hơn họ, rồi trở nên kiêu ngạo mà không hề nhận ra. Trái lại, Phao-lô luôn ý thức rằng chính ông cần của lễ chuộc tội lỗi lớn nhất: “Christ Giê-su đã đến trong thế gian để cứu những người tội lỗi, trong đó ta là người đầu tiên (hoặc: lớn nhất)” (1 Ti-mô-thê 1:15, xem Ê-phê-sô [8] 3:8; Rô-ma 7:18; 2 Phi-e-rơ 1:9). 

Một nguyên nhân khác của nhiều vấn đề là sự tận tâm của chúng ta thường bị lẫn lộn với những điều thông thường, thuộc về tâm hồn. Chúng ta muốn phục vụ Chúa, nhưng lại bị ảnh hưởng và bị phân tâm bởi sở thích riêng của mình. Ví dụ, con người cũ của chúng ta có thể thích đi du lịch hoặc thích nói trước mặt nhiều người. Nếu không trải nghiệm Chúa Giê-su làm của lễ chuộc tội lỗi để giải thoát chúng ta khỏi cái tôi của mình, chúng ta sẽ luôn tìm kiếm một cách để làm hài lòng chính mình. Như vậy, thật khó để nhận biết và làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời, chúng ta không thể để điều gì khác thống trị chúng ta, dù là cái tôi của mình cũng không được.

Nếu chúng ta phục vụ Đức Chúa Trời với tư cách là thầy tế lễ, ma quỷ sẽ liên tục cố gắng làm chúng ta sa ngã. Hắn có thể sử dụng nhiều cách: tội lỗi trong xác thịt của chúng ta, bản ngã chúng ta, cũng như thế gian và tôn giáo. Có thể lúc đầu chúng ta mạnh mẽ và chống lại hắn, nhưng theo thời gian, chúng ta trở nên bất cẩn và không còn cảnh giác nữa. Đó là lý do tại sao chúng ta cần kinh nghiệm liên tục về của lễ chuộc tội lỗi, để không mệt mỏi trong việc chống trả tội lỗi và ma quỷ (xem Hê-bơ-rơ 12:3-4). Phao-lô đã viết về một người anh em đã rời bỏ ông vì anh ta yêu thời đại hiện tại (2 Ti-mô-thê 4:10). Làm thế nào một người cộng tác với Phao-lô như Đê-ma lại có thể đi theo thế gian? Bởi vì, theo thời gian, anh ta đã quên mất con bò đực dùng làm của lễ chuộc tội lỗi. Nếu không cảnh giác và không ngừng xử lý lòng của mình, điều tương tự có thể xảy ra với chúng ta

Đó là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời vì của lễ chuộc tội lỗi là của lễ đầu tiên và lớn nhất trong lễ phong chức chức thầy tế lễ. Nguyện xin Chúa cho chúng ta trải nghiệm được thực tế rằng Chúa đã giải thoát chúng ta khỏi mọi điều thống trị hoặc kéo chúng ta ra xa Chúa. Như vậy, chức tế lễ của chúng ta sẽ làm đẹp lòng Ngài.

2. Một con chiên đực làm của lễ thiêu (Lê-vi Ký 8:18-21)

Sau khi được giải thoát khỏi sự thống trị của tội lỗi, chúng ta cần một của lễ thiêu để sống cho Đức Chúa Trời ngay bây giờ. Rô-ma 6 nói rất đúng: “Vậy anh em cũng hãy coi mình như chết về tội lỗi và như sống cho Ðức Chúa Trời trong Đấng Christ. […] Nhưng bây giờ anh em đã được giải phóng khỏi tội lỗi và trở nên nô lệ của Đức Chúa Trời…” (câu 11, 22a). Của lễ thiêu bị cắt thành từng miếng, bộ lòng và giò được rửa sạch, rồi được thiêu cháy hoàn toàn trên bàn thờ cho Đức Chúa Trời. Đó là một của lễ toàn thiêu, giống như Đấng Christ đã sống hoàn toàn vì ý muốn của Cha và vâng lời Cha trong mọi lúc. Là thầy tế lễ, chúng ta cần Chúa Giê-su làm của lễ thiêu này, để chúng ta cũng hoàn toàn thuộc về Đức Chúa Trời và vâng phục mọi sự theo ý muốn Ngài. Nếu không, chúng ta sẽ sớm bắt đầu để dành một số phần cho chính mình. Chúng ta vẫn thực hiện nhiệm vụ và tiếp tục phục vụ, nhưng lại để dành một phần thời gian và sức lực cho những việc khác. Chúng ta hãy học cách dâng tất cả cho Ngài và không giữ lại bất kỳ phần nào (xem Phi-líp 2:20, 30).

3. Một con chiên đực làm của lễ phong chức (Lê-vi Ký 8:22-29)

Của lễ thứ ba là một con chiên đực dùng làm của lễ của lễ phong chức. Của lễ phong chức này là một của lễ hòa bình đặc biệt. Trước khi mỡ và thận trên bàn thờ được dâng lên Đức Chúa Trời, Môi-se đã lấy một ít huyết và bôi nó lên trái tai phải, ngón cái tay phải và ngón cái chân phải. Từ giờ trở đi, các thầy tế lễ thậm chí còn mang một dấu hiệu hữu hình rằng họ đã được thánh hóa và hoàn toàn thuộc về Đức Chúa Trời. Nhiều Cơ Đốc nhân coi trọng huyết của Chúa Giê-su để tha thứ tội lỗi. Nhưng chúng ta có nhớ rằng Ngài cũng đã chuộc chúng ta bằng huyết của Ngài không? Chúng ta không còn thuộc về chính mình nữa, nhưng thuộc về Đức Chúa Trời. Nhưng điều này trông như thế nào trong thực tế? 

Trước hết chúng ta nghĩ xem mình có thể làm gì cho Chúa bằng đôi tay của mình hoặc chúng ta nên đi đâu bằng đôi chân mình. Tuy nhiên, huyết của của lễ phong chức phải được bôi lên tai trước tiên. Trước hết, chúng ta phải học cách nghe Chúa phán trong mọi việc và không hành động một cách tự phụ. Tự phụ có nghĩa là chúng ta làm điều gì đó cho Ngài mà Ngài không hề nói. Trong Ma-thi-ơ 7:21-23, Chúa Giê-su nói về những tín đồ đã làm nhiều điều tốt cho Ngài, nhưng đó không phải là ý muốn của Cha. Chúa Giê-su không những không công nhận những việc đó mà còn đuổi họ đi! Nếu tai của chúng ta không được thánh hóa thì mọi điều chúng ta làm cho Ngài cũng sẽ trở nên vô giá trị. Khi nảy ra một ý tưởng tốt hay muốn giúp đỡ giải quyết một vấn đề, chúng ta nhanh chóng nhấc điện thoại, hành động và đi đi lại lại cho đến khi việc đó được hoàn thành. Nhưng Lời Chúa dạy: “Mỗi người cũng phải mau nghe mà chậm nói, chậm giận” (Gia-cơ 1:19).

Thầy tế lễ không nhìn thấy được dấu huyết trên tai mình, nhưng dấu huyết trên ngón tay cái và bàn chân thì có thể nhìn thấy rõ ràng. Đức Chúa Trời biết chúng ta cần một lời nhắc nhở liên tục rằng chúng ta thuộc về Ngài và đại diện cho Ngài. Một thầy tế lễ không được phép phản ứng dưới bất kỳ hình thức nào và làm những gì mình muốn. Ma-la-chi 2:6-7 nói về các thầy tế lễ, “người đã kính sợ Ta, và run sợ trước danh Ta. Luật pháp của sự chân thật đã ở trong miệng người, trong môi người chẳng có một sự không công bình nào; người đã bước đi với Ta trong sự bình an và ngay thẳng […] vì người là sứ giả của CHÚA các đạo binh”.

Để phục vụ CHÚA các đạo binh như vậy, chúng ta cần có toàn bộ của lễ phong chức cùng với của lễ đưa qua đưa lại và giỏ đầy bánh không men, bánh dẹt không men và bánh ngọt không men. Các thầy tế lễ đã nhận được rất nhiều thức ăn từ của lễ này, đó là cả một bữa tiệc. Nếu chúng ta dâng mình hoàn toàn cho Cha, Ngài cũng sẽ cung cấp cho chúng ta, cả về mặt thuộc linh lẫn thuộc thể. Sẽ không tốt nếu chúng ta phục vụ mà không trải nghiệm sự cung cấp dồi dào của Thánh Linh. Tất cả những gì chúng ta cần để phục vụ Đức Chúa Trời, toàn bộ sự giàu có của Đấng Christ được chứa đựng trong của lễ hòa bình này. Nguyện xin Chúa cho chúng ta có thể trải nghiệm hiện thực của toàn bộ sự phong chức thầy tế lễ này!

Dịch từ bài ‘Die Opfer zur Priesterweihe [24]’ của Himmlisches-Jerusalem.de [12])

Nhân dịp năm mới: Sự phong chức thầy tế lễ

Posted By web194 On In Chức Tế Lễ Thánh | Comments Disabled

Nhiều Cơ Đốc nhân có mong muốn dâng mình cho Đức Chúa Trời và đầu tư vào các công việc, dự án hoặc đến trường Kinh Thánh. Mong muốn này là bình thường đối với tất cả những ai yêu mến Chúa Giê-su Christ. Nhưng làm thế nào để chúng ta dâng mình cho Chúa? Một sự hiến dâng làm đẹp lòng Đức Chúa Trời thì phải như thế nào? Nếu chúng ta thấy Chúa Giê-su sắp trở lại, những câu hỏi này càng trở nên quan trọng hơn. Thời gian còn lại rất quý giá, cho nên chúng ta không thể dùng nó để làm gì đó cho Đức Chúa Trời mà không biết liệu Ngài đẹp lòng hay không.

Để dâng mình cho Chúa, nếu chỉ nói: “Lạy Chúa, con dâng mình hoàn toàn cho Ngài“ thì không đủ. Chúng ta không thể dâng bản thân ô uế của mình cho Chúa, vì nó vẫn còn bị ảnh hưởng bởi thế gian và những điều tội lỗi. Nếu chỉ dâng mình cho Chúa và phục vụ Ngài theo cách nào đó, thì sẽ sớm có vấn đề và sự dâng mình của chúng ta sẽ ngắn ngủi. Do đó, trong các chương về sự phong chức thầy tế lễ [25] trong Cựu Ước (xem Xuất Ai Cập Ký 29 và Lê-vi Ký 8), Đức Chúa Trời cho chúng ta thấy sự dâng mình làm đẹp lòng Đức Chúa Trời trông như thế nào.

… như CHÚA đã truyền lệnh

Lê-vi Ký 8 nói “như Chúa đã truyền lệnh” mười lần. Đây là một nền tảng quan trọng cho chức tế lễ. Đức Chúa Trời không bị phụ thuộc vào kế hoạch hay ý tưởng tốt đẹp của chúng ta, nhưng Ngài tìm kiếm những người vâng lời Ngài và phục vụ theo sự chỉ dẫn của Ngài. Việc phong chức thầy tế lễ bao gồm hai phần: mặc áo thầy tế lễ và thánh hóa các thầy tế lễ bằng các của lễ.

Phần 1: mặc áo thầy tế lễ

Rửa bằng nước

Trước khi mặc áo thầy tế lễ, các thầy tế lễ phải tắm rửa. Ví dụ, nếu tôi đến từ một môi trường bụi bặm, bẩn thỉu, tôi không thể vào bếp của một nhà hàng để làm đầu bếp. Đầu tiên, bụi bẩn của thế giới này phải được rửa sạch. Chúa Giê-su là nước sự sống không chỉ để làm dịu cơn khát mà còn để rửa sạch chúng ta (xem 1 Cô-rinh-tô 6:11; Ê-phê-sô [8] 5:26). Ngợi khen Chúa vì chúng ta có thể rửa sạch sự chết [7] và bụi bặm!

Mặc lấy Đấng Christ làm áo của chúng ta

Mặc dù là tín đồ và yêu mến Chúa, nhưng chúng ta vẫn còn xác thịt tội lỗi. Qua phép báp-tem, chúng ta đã chôn cất xác thịt, con người cũ, và mặc lấy Đấng Christ. Nhưng thực tế của chúng ta thì như thế nào? Nếu chúng ta không mặc lấy Đấng Christ làm áo của mình và sống trong con người mới, xác thịt cũ, hư nát sẽ lộ ra. Thật là xấu hổ cho Đức Chúa Trời khi một người nói rằng mình phục vụ Đức Chúa Trời, nhưng lại sống trong con người cũ và xác thịt lộ ra. Do đó, là thầy tế lễ, chúng ta phải học cách mặc lấy Đấng Christ làm áo của chúng ta, để Ngài có thể được nhìn thấy trong chúng ta chứ không phải xác thịt hư hỏng của mình (xem Ê-phê-sô 4:17-24; Cô-lô-se 3:9-14).

Thắt đai lưng

Người ta không cần thắt đai lưng khi đi ngủ; một bộ đồ ngủ không có đai lưng. Chúa Giê-su phán: “Lưng các ngươi phải thắt lại, đèn các ngươi phải thắp lên. Các ngươi hãy giống như những người đang chờ đợi chủ mình” (Lu-ca 12:35-36a)

Điều này có nghĩa là chúng ta tỉnh thức, có định hướng và chờ đợi Chúa. Đúng hơn, người ta cần thắt đai lưng khi có nhiệm vụ phải làm. Nếu muốn làm thầy tế lễ để phục vụ Đức Chúa Trời, chúng ta cũng cần một chiếc đai lưng, tức là có một hướng đi rõ ràng cho cuộc sống của mình trong mỗi ngày. Nếu không, chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì, nhanh chóng bị phân tâm và ngủ thiếp đi. Không có đai lưng, chúng ta sống mỗi ngày không có định hướng và bản thân dễ bị chi phối bởi hoàn cảnh và cảm xúc. Chúng ta hãy học cách thắt đai lưng để tập trung vào Đức Chúa Trời và vương quốc của Ngài suốt cả ngày.

Đội mũ lên đầu

Mũ của thầy tế lễ là một chiếc khăn quấn quanh đầu. Rô-ma 12:2 nói: “Anh em đừng rập khuôn theo đời nầy, nhưng phải được biến hóa bởi sự đổi mới của tâm trí mình, để phân biệt đâu là ý của Đức Chúa Trời”.

Dù chúng ta là tín đồ và đã chịu báp-tem, nhưng tâm trí của chúng ta cần được đổi mới từng chút một; giống như chiếc khăn được quấn quanh đầu từng lớp một. Nếu cứ ở trong tâm trí quen thuộc của mình, chúng ta sẽ không hiểu được những điều thuộc về trời của Đức Chúa Trời, chúng ta cũng sẽ không hiểu được nếu để tâm trí mình lang thang tự do. Thay vào đó, chúng ta nên hướng tâm trí của mình vào những gì ở trên trời, nơi có Đấng Christ (xem Cô-lô-se 3:1-2) và cầu nguyện: Lạy Chúa, xin đổi mới tâm trí của con để con không còn suy nghĩ như trước nữa.

Rửa bằng nước, mặc lấy Đấng Christ, thắt đai lưng và đội mũ lên đầu. Nếu trải nghiệm phần đầu tiên của việc phong chức tế lễ trong thực tế, chúng ta sẽ dần dần được thánh hóa và biệt riêng cho Đức Chúa Trời. Qua đó, chúng ta đến bước thứ hai của việc phong chức thầy tế lễ: phong chức bằng các của lễ (xem bài tiếp theo).

(Dịch từ bài ‘Zum neuen Jahr: Die Weihe der Priester [26]‘ của Himmlisches-Jerusalem.de [10])

2023-12 Thầy tế lễ thượng phẩm vĩ đại giữa những chân đèn vàng

Posted By web194 On In Hội Nghị | Comments Disabled

Trong kỳ hội nghị này, Chúa phán với chúng ta về Khải Huyền 1-3 theo khải thị về Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm và chức tế lễ. 

Xem dàn ý [27] hội nghị ở đây [27].

TypeFile NameSize

pdf
[27]
2023-12-22 Thay Te Le Thuong Pham Vi Dai Di Giua Cac Chan Den Vang [27] 387.8k


[28]
2023-12 Wiko Mtg 01 Mo Dau VIE
MP3
[29]
18.2M


[30]
2023-12 Wiko Mtg 02 Khai Thi Ve Chua Jesus Christ VIE
MP3
[31]
9.8M


[32]
2023-12 Wiko Mtg 03 Thay Te Le Thuong Pham Vi Dai VIE
MP3
[33]
9.7M


[34]
2023-12 Wiko Mtg 04a Mau Nhiem Ve Bay Chan Den Vang VIE (phan1)
MP3
[35]
7.7M


[36]
2023-12 Wiko Mtg 04b Mau Nhiem Ve Bay Chan Den Vang VIE (phan2)
MP3
[37]
6.4M


[38]
2023-12 Wiko Mtg 05 Hoi Thanh O Epheso VIE
MP3
[39]
22.1M


[40]
2023-12 Wiko Mtg 06c Hoi Thanh O Simiecno Ap Dung VIE
MP3
[41]
5.5M


[42]
2023-12 Wiko Mtg 07 Hoi Thanh O Betgam VIE
MP3
[43]
9.1M


[44]
2023-12 Wiko Mtg 08 Hoi Thanh O Betgam VIE
MP3
[45]
26.2M


[46]
2023-12 Wiko Mtg 09a Hoi Thanh O Satde VIE
MP3
[47]
7.1M


[48]
2023-12 Wiko Mtg 09b Hoi Thanh O Thiatiro VIE
MP3
[49]
13.7M


[50]
2023-12 Wiko Mtg 10b Hoi Thanh O Philadenphi VIE
MP3
[51]
8.5M


[52]
2023-12 Wiko Mtg 11 Hoi Thanh O Laodixe VIE
MP3
[53]
9.6M

Trí tuệ nhân tạo so với sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời

Posted By web194 On In Đức Tin | Comments Disabled

Ngày nay, người ta nói rất nhiều về trí tuệ nhân tạo (AI). AI dường như là cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo, và mọi người đang tự hỏi mình những câu hỏi: Nó sẽ ảnh hưởng đến xã hội và cuộc sống cá nhân của chúng ta như thế nào? Nó sẽ thay thế trí thông minh của con người? Chúng ta nên đối phó với AI như thế nào?

Nhưng câu hỏi quan trọng hơn là Kinh Thánh nói gì về trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin, kiến thức và sự khôn ngoan. Đức Chúa Trời nhận xét gì về những sự phát triển này?

Hai cây trong vườn Ê-đen

Ngay từ đầu Kinh Thánh, chúng ta đã có được câu trả lời: ”CHÚA Đức Chúa Trời khiến đất mọc lên các thứ cây đẹp mắt và ăn ngon. Giữa vườn có cây sự sống [54]cây hiểu biết [7] điều thiện và điều ác” (Sáng Thế Ký 2:9).

Kinh Thánh cho chúng ta thấy rằng ngay từ đầu đã có hai cây trong vườn Ê-đen [55]. Ở một bên chúng ta nhìn thấy cây sự sống [7], đến từ trên trời, và ở phía bên kia là cây hiểu biết điều thiện và điều ác, đến từ bên dưới.

Cây hiểu biết điều thiện và điều ác

“Cây hiểu biết điều thiện và điều ác” lúc đầu nghe có vẻ đầy hứa hẹn. Cây này mang lại ấn tượng rằng nó truyền đạt sự khôn ngoan, và thực sự nhiều điều tốt đẹp đã được hình thành từ kiến thức của con người. Nhưng chúng ta nên cực kỳ cẩn thận, bởi vì cái cây này có hai mặt.

Hai mặt của cây hiểu biết

Kiến thức của con người luôn có hai mặt: chúng ta sử dụng phản ứng phân hạch hạt nhân để tạo ra năng lượng, nhưng cũng để chế tạo bom nguyên tử. Máy bay được sử dụng để vận chuyển, nhưng chúng cũng được dùng để gây chiến.

Thế còn AI thì sao? Ở đây cũng vậy, một mặt chúng ta thấy các chương trình dịch thuật thông minh hoặc công cụ để chẩn đoán ung thư giúp ích cho nhân loại. Mặt khác, AI được dùng để thao túng suy nghĩ, hack mọi hệ thống và điều khiển chiến tranh. Từ một hiểu biết nhưng tạo ra “điều thiện” và “điều ác”.

Điều răn và lời cảnh cáo của Đức Chúa Trời

Đức Chúa Trời nghiêm ngặt cấm con người ăn trái cây hiểu biết: “Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì ngươi không được ăn; vì ngày nào ngươi ăn trái cây đó, chắc chắc ngươi sẽ chết” (Sáng Thế ký 2:16-17).

Sự cám dỗ và dối trá của Sa-tan

Không lâu sau khi Đức Chúa Trời ban điều răn đó, con rắn đến cám dỗ con người ăn trái cây hiểu biết, nói rằng: “các người sẽ giống Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác” (Sáng Thế Ký 3:5).

Vì Lu-xi-phe phạm tội, muốn trở nên giống Đức Chúa Trời nên hắn đã sa ngã thành Sa-tan (xem Ê-xê-chi-ên 28:13-19). Hắn cũng đưa tội lỗi này vào con người bằng cách dụ dỗ họ muốn trở thành Đức Chúa Trời của chính mình và muốn tự quyết định điều gì là tốt và xấu. Vì vậy, con người đã thay thế Đấng Tạo Hóa bằng sự khôn ngoan và phát minh của chính mình. Với sự phát triển của AI, một lần nữa chúng ta lại thấy tham vọng của con người là muốn giống như Đức Chúa Trời. Nhưng điều này sẽ dẫn đến đâu?

Kết quả: tội lỗi và sự chết

Con rắn thật xảo quyệt. Nó hứa hẹn hiểu biết, sự khôn ngoan và tri thức, những thứ ban đầu dường như mang lại nhiều điều tốt đẹp. Nhưng đồng thời, sự khôn ngoan của con rắn lại gây ra ghen ghét, hận thù, xung đột, ích kỷ và cuối cùng là sự chết. Tất cả chúng ta đều có thể thấy điều đó khi nhìn vào thế giới này. Ngay cả với tất cả tiến bộ trong công nghệ nhưng con người ngày càng trở nên xấu xa hơn. Loại khôn ngoan này thuộc về thế gian, tâm hồn và thuộc về ma quỷ (Gia-cơ 3:15).

trí tuệ nhân tạo, cây hiểu biết

Cây Sự Sống

Tin vui là: Ngoài ra còn có cây sự sống [7]. Cây sự sống có nghĩa là cầu xin sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời. Sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời không có tác dụng phụ tiêu cực. Đó là sự khôn ngoan tuyệt vời, có phẩm chất thuộc trời!

Nhưng sự khôn ngoan từ trên trời thì trước hết là thanh sạch, sau lại hòa bình, tiết độ, nhu mì, đầy dẫy lòng thương xót và trái tốt lành, không thiên vị và đạo đức giả (Gia-cơ 3:17).

cây sự sống

Sự khôn ngoan từ trên này thật sự sinh ra trái tốt lành. Không phải tất cả chúng ta đều rất cần sự khôn ngoan này sao? Hòa bình tốt hơn xung đột bao nhiêu? Lòng thương xót tốt hơn là tự cho mình là đúng như thế nào? Thật ra sự khôn ngoan từ trên này chính là Chúa Giê-su Christ! [56] Vì thế, Kinh Thánh nói rằng: Đấng Christ là quyền năng của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời (1 Cô-rinh-tô 1:24).

Vì vậy, chúng ta phải đến với chính Ngài và tìm kiếm sự tương giao với Ngài. Chúng ta càng quen biết Chúa Giê-su và Lời Ngài, thì sự khôn ngoan từ trên cùng với tất cả những trái tốt lành của nó sẽ càng gia tăng trong chúng ta.

Trí tuệ nhân tạo so với sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời

AI có thể ban cho sự sống [57]được không? Không. Những gì chúng ta cần không phải là một chuỗi các chữ cái được cho là chính xác. Chúng ta không cần thêm kiến thức nữa, vì điều này cuối cùng gây ra sự bất hòa, xung đột và giận dữ.

Chúng ta cần một Đấng sống, chính là Chúa Giê-su Christ, là sự khôn ngoan và quyền năng của Đức Chúa Trời. Chúng ta càng trải nghiệm Chúa Giê-su, sự khôn ngoan từ trên trời, càng nhiều thì sự bình an và lòng nhân từ của chúng ta càng lớn.

Chúng ta thường xuyên tìm kiếm kiến thức nhanh chóng bằng cách dùng ChatGPT và những thứ tương tự. Trong nhiều trường hợp, chúng có thể hữu ích cho chúng ta. Nhưng Kinh Thánh nói gì? Làm thế nào để chúng ta có được sự khôn ngoan thật từ trên cao? Sự khôn ngoan mang lại cho chúng ta sự sống, niềm vui, hòa bình và công lý?

“Hỡi con ta, nếu con tiếp nhận lời ta dạy và trân trọng tuân giữ các điều răn của ta, lắng tai nghe điều khôn ngoan, hướng lòng con về sự thông sáng; Phải, nếu con cầu xin sự thông sáng và cất tiếng khẩn nài sự hiểu biết, Nếu con tìm nó như tìm tiền bạc, Kiếm nó như kiếm báu vật kín giấu, Bấy giờ con sẽ hiểu biết sự kính sợ CHÚA và tìm được tri thức về Đức Chúa Trời” (Châm Ngôn 2:1-5).

Chúng ta hãy học cách đến với Đức Chúa Trời hằng sống trong mọi sự và cầu xin Ngài ban cho sự khôn ngoan thuộc trời!

(Dịch từ bài “KI vs. Gottes Weisheit [58]” của Himmlisches-Jerusalem.de [59])

Xây dựng Hội Thánh vinh hiển bởi Thánh Linh

Posted By web194 On In Chức Tế Lễ Thánh,Hội Thánh | Comments Disabled

Chúa muốn cùng với chúng ta xây dựng Hội Thánh [60] vinh hiển của Ngài để Ngài có thể sống ở đó và được thờ phượng [61]. Nhưng Hội Thánh [8] vinh hiển thì như như thế nào? Đó có phải là một tòa nhà lộng lẫy và to lớn  không? Không, Giáo hội Công giáo [62] có nhiều nhà thờ lớn, nhưng Khải Huyền 18:2 gọi nơi này là  “nơi ở của các quỷ và nhà tù dành cho những tà linh”.

Hội Thánh vinh hiển trong Khải Huyền 21:2: “thành thánh, từ trên trời, ở nơi Ðức Chúa Trời mà xuống”.

2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13: chúng ta được thánh hóa bởi Thánh Linh và đức tin vào lẽ thật. Chỉ mình Thánh Linh mới có thể thánh hóa chúng ta.

Để làm được điều này, chúng ta cần lời lẽ thật và đức tin của mình (Ê-phê-sô 6:18), để chúng ta có thể cầu nguyện với Chúa và để Thánh Linh tuôn đổ ra từ chúng ta và thánh hóa thân thể, tâm hồn và tâm linh của chúng ta cũng như làm cho Hội Thánh được vinh hiển.

Giăng 7:38-39: Nếu tin Chúa như Kinh thánh đã nói, những dòng sông sự sống [63] sẽ tuôn chảy từ trong chúng ta. Dòng sông sự sống của Thánh Linh sẽ thánh hóa chúng ta.

Đôi khi chúng ta cảm thấy tắc nghẽn bên trong và không thể tiến về phía trước, nhưng chúng ta luôn có thể cầu xin Chúa dò xét lòng của mình và dẫn dắt chúng ta trên con đường đời đời một cách mới mẻ để chúng ta có thể tiến về phía trước! (Thi Thiên 139 [64]:23-24).