HomeĐức TinCon đường hẹp dẫn đến sự sống

Con đường hẹp dẫn đến sự sống

“..Sau khi đã dâng mạng sống làm của lễ chuộc tội, Người sẽ thấy dòng dõi mình…” (Ê-sai 53:10). Chúng ta muốn thấy nhiều dòng dõi của Đấng Christ. Nhiều người cần được cứu và tìm được con đường đến vương quốc của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta để con người cũ của mình vào sự chết, chúng ta sẽ thấy nhiều dòng dõi. Điều đó thật tuyệt phải không? Con đường của chúng ta luôn trái với con đường của Đức Chúa Trời. Không phải Phao-lô đã nói rằng họ (các sứ đồ) bị giết mọi lúc sao? (Rô-ma 8:36). Tại sao ông nói vậy? Lý do là “sự chết hành động trong chúng tôi, còn sự sống thì hành động trong anh em” (2 Cô-rinh-tô 4:12). Các sứ đồ đã hy sinh sự sống của mình, đã để sự sống mình vào sự chết, để sự sống của Đấng Christ hành động trong người khác. Vì thế, người ta nhận được sự sống. Đó là nguyên tắc của Đức Chúa Trời, mà chính Chúa luôn sống theo đó. Tôi tin đó là lý do tại sao Cha lại yêu cầu những của lễ thuộc linh tuyệt vời từ nơi chúng ta. Càng trải nghiệm Đấng Christ là các của lễ, chúng ta càng trở thành của lễ như vậy. Ví dụ, nếu giữ lễ Bánh Không Men trong thực tế của Đấng Christ, chúng ta cũng sẽ sẵn sàng để bị nướng, giống như bánh đã bị nướng trong lò. Có nghĩa là chúng ta sẽ sẵn sàng trải qua mọi thứ đau khổ vì Đấng Christ. Anh em đã học được gì khi trải qua đau khổ? Anh em có muốn tránh những đau khổ trong tương lai không? Không, chúng ta học cách trải qua đau khổ để sẵn sàng cho những đau khổ lớn hơn. Con đường của chúng ta dẫn từ sự chết đến sự phục sinh, và sự chết tiếp theo đến sự phục sinh tiếp theo. Đây là con đường hẹp dẫn đến sự sống (xem Ma-thi-ơ 7:13-14).

Ê-sai nói tiếp: “sau khi đã dâng mạng sống làm của lễ chuộc tội”. Chúa là một đầy tớ như vậy. Ngài luôn vâng lời Cha trong suốt cuộc đời. Ngay cả trước khi Ngài chịu đóng đinh, mọi người nhiều lần muốn giết Ngài. Nhiều người đã hiểu lầm Ngài. Các môn đồ của Ngài đã cãi nhau và tranh luận xem ai là người lớn nhất trong số họ. Tất cả những vấn đề này chắc chắn là sự chuẩn bị của Chúa cho việc chịu đóng đinh.

Lời Chúa tiếp tục, “và ý muốn của CHÚA nhờ tay Người được thành tựu” (Ê-sai 53:10b). Đức Chúa Trời có một ý định lớn lao và tuyệt vời dành cho chúng ta. Nhưng đáng tiếc là chúng ta thường không thấy điều này. Chúng ta chỉ nhìn thấy khó khăn, nhưng lại không thấy mục tiêu. Chúng ta thậm chí còn phá hủy công việc của Đức Chúa Trời, nên ý muốn của Ngài không được thành tựu. Điều đó xảy ra rất thường xuyên. Tất cả chúng ta hãy học từ lịch sử! Chúng ta nên tự hỏi mình: ý muốn của Chúa có được làm thành qua sự phục vụ của chúng ta không? Chúng ta cũng phải hỏi Chúa.

Sau đó, Ê-sai nói: “vì sự khốn khổ của tâm hồn mình …” (Ê-sai 53:11a). Công việc của Đức Chúa Trời đã thành công vì sự khốn khổ của tâm hồn Ngài chứ không phải vì sự vui hưởng của tâm hồn. Chúng ta chỉ muốn vui hưởng Đấng Christ và Lời của Ngài, muốn được vui mừng hân hoan. Tất nhiên, có buổi nhóm tốt đẹp, vinh hiển sẽ tốt hơn là một buổi nhóm khó nhọc mà trong đó chỉ có một ít anh em phải gánh vác mọi sự. Nhưng có lẽ tốt hơn cho chúng ta vì không phải mọi thứ luôn trông rất “tuyệt vời”. Bởi vì sau đó chúng ta sẽ cầu nguyện mạnh mẽ hơn cho các thánh đồ và chiến đấu cho họ. Đừng chỉ trích các thánh đồ, nhưng hãy cầu nguyện cho họ. Đây là những gì Chúa nói trong Hiến pháp của vương quốc thiên đàng: “Đừng xét đoán ai để các ngươi khỏi bị xét đoán” (Ma-thi-ơ 7:1).

Ê-sai nói tiếp: “vì sự khốn khổ của tâm hồn mình, Người sẽ thấy kết quả và mãn nguyện. Nhờ sự hiểu biết về mình, đầy tớ Ta, người công bình, sẽ làm cho nhiều người được nên công bình…” (Ê-sai 53:11a). Vì vậy, đừng sợ đau khổ và khó khăn, bởi vì ngày nay, xây dựng Hội Thánh hầu như luôn khó nhọc và gắn liền với đau khổ. “Phước cho những người than khóc, vì sẽ được an ủi!” (Ma-thi-ơ 5:4).
“Nhờ sự hiểu biết về mình”. Chúng ta phải nhận biết Chúa. Trong Phi-líp 3:8-11, Phao-lô muốn nhận biết Ngài nhiều hơn và thậm chí muốn có sự tương giao với sự chịu khổ của Ngài. Ông không chỉ quan tâm đến sức mạnh của sự phục sinh, mà còn muốn được tương giao với sự chịu khổ và sự chết của Chúa. Ông thậm chí còn muốn được giống như Chúa trong sự chết của Ngài. Tôi tin chúng ta thực sự cần có tâm tình này. Tôi muốn được biến đổi theo vinh hiển của Chúa, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ được làm cho giống với sự chết của Ngài. Chúng ta vẫn còn nhiều điều để học. Chúng ta thường chỉ muốn có mối tương giao với nhau, nhưng không phải là tương giao với sư chịu khổ của Chúa. Chúng ta muốn có sự tương giao tốt. Nhưng điều đó có nghĩa là gì? “Để tôi được biết Ngài và quyền năng phục sinh của Ngài, được tương giao với sự chịu khổ của Ngài, được giống như Ngài trong sự chết của Ngài” (Phi-líp 3:10). Càng nhận biết Ngài, chúng ta càng trở nên giống Ngài. Chúa ơi, chúng con muốn nhận biết Chúa ngày càng nhiều hơn nữa! Chúng ta cần một thái độ như vậy. Có phải chúng ta đang khao khát có thêm Đấng Christ nhiều hơn? Chúa phán: “Phước cho những người nghèo khó trong linh, vì vương quốc thiên đàng là của họ” (Ma-thi-ơ 5:3).

(Dịch từ bài “THE NARROW WAY OF LIFE” của facebook.com/theheavenlyjerusalem)

RELATED ARTICLES
8,460FansLike
303FollowersFollow
7FollowersFollow
8,950SubscribersSubscribe

Bài mới nhất