HomeChức Tế Lễ ThánhBông trái cho việc thờ phượng

Bông trái cho việc thờ phượng

Tại sao Cơ Đốc nhân chúng ta đến với nhau? Chúng ta đến với nhau như thế nào? Hội Thánh của các tín đồ bao gồm điều gì?

Hầu hết các Cơ Đốc nhân đều nhận thức được rằng việc nhóm lại thường xuyên là rất quan trọng. Đó là lý do tại sao có nhiều Hội Thánh và giáo hội như cát ở biển. Nhưng ít Cơ Đốc nhân tự hỏi: Buổi nhóm của chúng ta phải như thế nào? Đáng tiếc là trong số những người tự hỏi mình câu hỏi này, ít người nhìn vào Lời Chúa. Hôm nay chúng ta muốn nghiêm túc đặt ra câu hỏi rằng Đức Chúa Trời muốn các tín đồ đến với nhau như thế nào.

Chúng ta cần toàn bộ Kinh Thánh

Toàn bộ Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời. Chúng ta cần sách Sáng Thế Ký cho đến sách Khải Huyền để có thể nhận ra ý muốn của Đức Chúa Trời. Chỉ dựa vào sách Tân Ước thì không đủ. Sách Tân Ước và sách Cựu Ước tạo thành một sự thống nhất tuyệt vời và bổ sung cho nhau.

Đức Chúa Trời chỉ quan tâm đến bông trái 

Xuyên suốt Kinh Thánh, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời muốn dân Ngài dâng cho Ngài những bông trái tốt nhất. Trong thời Cựu Ước, Đức Chúa Trời đã ban cho dân Israel đất tốt lành. Họ phải trồng trọt và dâng lên Chúa những nông sản tốt nhất vào mỗi mùa thu hoạch.

Khi ngươi đã vào trong xứ mà CHÚA, Đức Chúa Trời ngươi, ban cho ngươi làm sản nghiệp, khi nhận được và ở tại đó rồi, thì phải lấy bông trái đầu mùa của thổ sản mình thu hoạch trong xứ mà CHÚA, Đức Chúa Trời ngươi, ban cho ngươi, để trong một cái giỏ, rồi đi đến chỗ CHÚA, Đức Chúa Trời ngươi, sẽ chọn để danh Ngài ngự… Ngươi sẽ để giỏ đó trước mặt CHÚA, Đức Chúa Trời ngươi, và thờ phượng trước mặt Ngài” (Phục Truyền 26:1-2, 10).

Ngay cả trong Giao Ước Mới, Chúa đã truyền cho chúng ta sinh bông trái. Nhưng ngày nay bông trái không còn là nông sản nữa.

“… Ta đã chọn và lập các ngươi, để các ngươi đi và kết trái, để cho trái các ngươi cứ còn mãi” (Giăng 15:16).

Bông trái trong thời Tân Ước là gì?

Bông trái là sự thay đổi mà Đấng Christ đã thực hiện trong chúng ta. Tất cả chúng ta, dù là Cơ Đốc nhân, đều là những người sa ngã. Ví dụ, chúng ta đối xử tồi tệ với đồng loại, bướng bỉnh và không trung tín. Vì vậy chúng ta cần rất nhiều sự biến đổi. Chúa phải thay đổi chúng ta để chúng ta trở nên giống Ngài. Mỗi sự biến đổi do Chúa tác động đều là một bông trái. Kinh Thánh cũng gọi đó là một của lễ thuộc linh.

Bông trái được hình thành như thế nào?

Bông trái thuộc linh đến từ những hoàn cảnh Chúa sắp đặt cho chúng ta. Tại nơi làm việc, trường học hay ở nhà, có nhiều sự kiện xảy ra để chúng ta có được Đấng Christ. Mọi sự đều là cơ hội để được biến đổi và sinh bông trái. Đức Chúa Trời muốn chúng ta dâng bông trái này cho Ngài để tôn vinh và thờ phượng Ngài.

Qua đó, Cha Ta sẽ được vinh hiển, ấy là các con kết quả nhiều và trở nên môn đồ Ta.” (Giăng 15:8).

Không chỉ là lời chứng, mà còn là bông trái

Nhiều Cơ Đốc nhân đã nhận ra tầm quan trọng của việc làm chứng trong buổi nhóm hoặc buổi thờ phượng. Thông thường, lời chứng là những sự kiện trong cuộc sống của một người mà Đức Chúa Trời đã tác động.

Những lời chứng thật tuyệt vời và tôn vinh Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, những lời chứng có phải là bông trái hay không? Tiếc rằng, chúng tôi phải nói: trong hầu hết các trường hợp thì lời chứng không phải là bông trái. Thường thì các lời chứng bày tỏ những gì Đức Chúa Trời đã làm cho con người ở bên ngoài chứ không phải là sự thay đổi bên trong con người.

Ví dụ, khi tôi bị mất chìa khóa, tôi cầu nguyện với Chúa, rồi Ngài thực sự giúp tôi tìm được chìa khóa thì đó. Đó là một lời chứng tốt. Nhưng có điều gì đó đã được thay đổi trong tôi? Điều này có sinh bông trái cho Đức Chúa Trời không?

Học cách dâng bông trái cho Đức Chúa Trời – tách lúa mì ra khỏi vỏ trấu

Đức Chúa Trời không quan tâm đến những câu chuyện, nhưng điều Ngài quan tâm là bông trái. Đừng chỉ mang một câu chuyện đến buổi nhóm. Anh em hãy tự hỏi: Chúa đã tạo ra bông trái gì trong tôi trong hoàn cảnh này?

Khi chúng ta đến với nhau, đó là để dâng lên Đức Chúa Trời những bông trái tốt nhất. Chúng ta cần học cách tách lúa mì ra khỏi vỏ trấu. Mặc dù vỏ trấu rất cần thiết cho sự phát triển của lúa mì, nhưng cuối cùng thì không ai ăn vỏ trấu cả.

Vỏ trấu là câu chuyện mà qua đó bông trái được hình thành. Trái lại, lúa mì là bông trái được sinh ra do Chúa Giê-su tác động. Chúng ta hãy học cách không mang vỏ trấu, tức là những câu chuyện, đến thờ phượng Cha mà mang bông trái.

Tay Ngài cầm nia mà sảy thật sạch sân lúa mình, rồi thu lúa vào kho; còn trấu thì đốt trong lửa chẳng hề tắt” (Ma-thi-ơ 3:12).

(Dịch từ bài “Frucht für die Anbetung” của Himmlisches-Jerusalem.de)

RELATED ARTICLES
8,444FansLike
303FollowersFollow
7FollowersFollow
45,400SubscribersSubscribe

Bài mới nhất