HomeChức Tế Lễ Thánh7 Hội Thánh trong Khải Huyền

7 Hội Thánh trong Khải Huyền

Hội Thánh Lao-đi-xê

Sau đó vẫn còn một cái lá thư nữa là thư gửi cho Lao-đi-xê. Lao-đi-xê có nghĩa là quyền lợi, phán xét và quyết định của dân, cũng có nghĩa là ý kiến của dân. Lá thư này rất có ý nghĩa với chúng ta, vì nó là lá thư cuối cùng trong bảy thư. Do đó, thư này cũng nói lên được hiện trạng của chúng ta trước khi Chúa trở lại. Ngày nay, Cơ Đốc nhân có rất nhiều ý kiến khác nhau về Kinh Thánh, về Hội Thánh và tất cả về những gì liên quan tới Đức Chúa Trời. Ai cũng nghĩ mình có quyền tự do để bày tỏ ý kiến của mình. Đó chính là Lao-đi-xê.Tình trạng này phổ biến ở các Cơ Đốc nhân. Thay vì lắng nghe lời phán của Thánh Linh, người ta lại có rất nhiều ý kiến khác nhau.

Rồi Chúa nói: “vì ngươi hâm hẩm”. Hâm hẩm là trạng thái trở nên nguội lạnh, thậm chí là bắt đầu bị ôi thiu. Nếu để thức ăn trong bếp hai ngày thì thức ăn không chỉ bị nguội lạnh mà còn ôi thiu nữa. Nếu chúng ta như vậy thì Chúa làm sao? Chúa sẽ nhả chúng ta ra khỏi miệng của Ngài. Có nghĩa là sự thông công với Chúa bị mất đi, Chúa không còn sống động đối với chúng ta nữa. Vì Hội Thánh này nói: “ta giàu, ta nên giàu có rồi, không cần gì nữa” nên Chúa nói rằng: “ngươi khốn khổ, đáng thương, nghèo ngặt, đui mù và lõa lồ”. Đây là sự khác biệt lớn. Chúng ta thấy ở đây có sự kiêu ngạo thuộc linh. “Ngươi nói: ta giàu có”, có nghĩa là sự kiêu ngạo thuộc linh. “Ta không cần gì cả” nghĩa là sự kiêu ngạo này đã dẫn đến đui mù. Chúa còn nói “ngươi nghèo khó, đui mù và lõa lồ”. Hội Thánh đã đánh giá mình sai lầm một cách mù quáng, không có ánh sáng. Sự kiêu ngạo thuộc linh dẫn đến sự mù lòa thuộc linh. Ở Lao-đi-xê người ta nghĩ rằng mình giàu, nhưng thật ra họ thật nghèo khó.

Tiếc rằng chúng tôi phải trình bày luôn phần này. ma quỷ, kẻ thù đích thực của Hội Thánh, luôn chiến đấu chống lại lời chứng của Chúa. Hắn đặc biệt chống lại lời chứng có liên quan đến Phi-la-đen-phi. Đối với ma quỷ, Thi-a-ti-rơ và Sạt-đe thì không thành vấn đề, nhưng mỗi phong trào liên quan tới Phi-la-đen-phi là vấn đề lớn đối với hắn, vì Đức Chúa Trời dùng những phong trào này để xây dựng hoàn tất Hội Thánh. Tiếc rằng lịch sử cho biết phong trào Herrnhuter khởi đầu rất tốt, nhưng không lâu sau đó lại phát triển theo hướng xấu. Thậm chí ngày nay, các anh em của phong trào Herrnhuter đã trở thành một phần của giáo hội Tin Lành. Họ cũng có nhiều điều liên quan tới Ba-la-am, có pha trộn với thế giới, có nhận tiền để phục vụ, và có chức mục sư. Họ tiếp nhận tất cả những điều này trở lại. Đó là Lao-đi-xê. Họ đã ngã xuống từ Phi-la-đen-phi.

Cả phong trào các anh em Plymouth cũng vậy. Họ có một khởi đầu tuyệt vời, nhưng khoảng 20 năm sau đó, Sa-tan cũng tìm được cách gây chia rẽ trong phong trào anh em này. Họ tranh cãi nhiều về sự dạy dỗ làm ảnh hưởng đến sự sống và kinh nghiệm với Đấng Christ. Ngày nay, họ cũng có rất nhiều sách rất hay và họ cũng rất tự hào về sự dạy dỗ của mình. Tuy nhiên, mức độ sự sống và thực trạng của họ thì hoàn toàn khác. Tiếc rằng trong phong trào này thì ma quỷ cũng đã dùng mưu kế của nó để làm họ bị ngã khỏi con đường của Phi-la-đen-phi và trở thành Lao-đi-xê.

Ở Trung Quốc cũng vậy. Trước khi bị tù, chính Watchman Nee đã than phiền vì những người cộng tác với ông nói quá nhiều đến nền tảng địa phương: nghĩa là mỗi thành phố chỉ có một Hội Thánh. Điều đó dĩ nhiên là đúng. Tuy nhiên, những người cộng tác với ông đã quá hào hứng về sự dạy dỗ này đến nỗi quên mất rằng lời chứng đích thực của Hội Thánh chính là sự sống của Chúa và sự giàu có của Đấng Christ. Họ đã sao nhãng những điều này. Do đó, một thời gian sau, lời chứng này bị giảm dần đi, rồi họ cũng bị sa ngã.

Các Hội Thánh ở Mỹ đã từng rất vinh hiển vào đầu những năm 70. Nhưng những năm sau đó, Witness Lee, người lãnh đạo ở Mỹ, đã nói: “tôi đã nhìn thấy tất cả những gì mà người ta cần phải thấy ở trong Kinh Thánh”. Nhận định này chính là sự kiêu ngạo thuộc linh. Cũng trong thời gian đó, trong Hội Thánh xảy ra rất nhiều vấn đề. Đó chính là sự mù lòa thuộc linh.

Còn ở Đức, chúng ta thấy đã từng có một giai đoạn rất tuyệt vời. Gần đây, có một người lãnh đạo nói: “Chúa đã xây dựng ở đây trong khoảng thời gian dài, anh em sẽ không bao giờ làm như vậy được, dù 100 năm nữa cũng không“. Đây là sự sa ngã vì kiêu ngạo thuộc linh và mù lòa thuộc linh, giống như điều mà Chúa đã nói về Lao-đi-xê: “ta giàu rồi”. Nếu chúng ta tự hào vì mình giàu thì chúng ta đã ngã rồi. Và chúng ta cũng đui mù, kiêu ngạo nữa.

Như vậy, Lao-đi-xê được hình thành do Phi-la-đen-phi sa ngã. Nếu một Hội Thánh là Phi-la-đen-phi thì không có nghĩa Hội Thánh đó mãi mãi là Phi-la-đen-phi, mà nó có thể sa ngã, thậm chí ngã từ trên cao xuống. Ngay trước khi Chúa trở lại, Hội Thánh Phi-la-đen-phi cũng có thể ngã. Đây là điều rất quan trọng mà chúng ta cần lưu ý.

RELATED ARTICLES
8,443FansLike
303FollowersFollow
7FollowersFollow
45,400SubscribersSubscribe

Bài mới nhất